ĐỀ TÀI CHUYỆN “BÁC NÔNG DÂN VÀ CON GẤU”
- Trẻ nhớ được tên chuyện “Bác nông dân và con gấu”, tên các nhân vật trong truyện
- Trẻ hiểu nội dung truyện: Chuyện kể về cuộc thỏa thuận bác nông dân và con gấu. Nhờ trí thông minh và sự chăm chỉ của mình mà bác nông dân đã thu được nhiều nông sản và thắng được con gấu tham lam, không làm nhưng muốn có ăn.
- Rèn trẻ kỹ năng quan sát, chú ý, ghi nhớ và khả năng biểu cảm
- Trẻ biết tự tin, dũng cảm trước mọi khó khăn
- Trẻ hiểu nội dung truyện: Chuyện kể về cuộc thỏa thuận bác nông dân và con gấu. Nhờ trí thông minh và sự chăm chỉ của mình mà bác nông dân đã thu được nhiều nông sản và thắng được con gấu tham lam, không làm nhưng muốn có ăn.
- Rèn trẻ kỹ năng quan sát, chú ý, ghi nhớ và khả năng biểu cảm
- Trẻ biết tự tin, dũng cảm trước mọi khó khăn
GIÁO ÁN THI GIÁO VIÊN DẠY GIỎI CẤP HUYỆN
LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ
CHỦ ĐỀ NHÁNH: NGHỀ NÔNG
HOẠT ĐỘNG: LÀM QUEN VĂN HỌC
ĐỀ TÀI: CHUYỆN “BÁC NÔNG DÂN VÀ CON GẤU”
LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ
CHỦ ĐỀ NHÁNH: NGHỀ NÔNG
HOẠT ĐỘNG: LÀM QUEN VĂN HỌC
ĐỀ TÀI: CHUYỆN “BÁC NÔNG DÂN VÀ CON GẤU”
I. Mục đích, yêu cầu
- Trẻ nhớ được tên chuyện “Bác nông dân và con gấu”, tên các nhân vật trong truyện
- Trẻ hiểu nội dung truyện: Chuyện kể về cuộc thỏa thuận bác nông dân và con gấu. Nhờ trí thông minh và sự chăm chỉ của mình mà bác nông dân đã thu được nhiều nông sản và thắng được con gấu tham lam, không làm nhưng muốn có ăn.
- Rèn trẻ kỹ năng quan sát, chú ý, ghi nhớ và khả năng biểu cảm
- Trẻ biết tự tin, dũng cảm trước mọi khó khăn
II. Chuẩn bị
+ Đồ dùng của cô
- Câu chuyện “Bác nông dân và con gấu”
- Nhạc nền kể chuyện.
- Mô hình câu chuyện
+ Đồ dùng của trẻ
- Mô hình đóng kịch
- Mũ gấu, khăn cho bác nông dân, mũ bắp, mũ củ cải, mũ cây, bông lúa
III. Cách tiến hành hoạt động.
* Hoạt động 1: Mở đầu
- Cô giới thiệu cho trẻ con trâu.
- Cô cùng trẻ hát và vận động bài “Dắt trâu ra đồng”
- Hỏi trẻ cô đóng vai ai đây?
- Bác nông dân làm những công việc gì?
à Bác nông dân làm việc ngoài cánh đồng, cấy lúa, gặt lúa, trồng cây…
- Hôm nay cô cũng có câu chuyện nói về Bác nông dân đó.
- Cô giới thiệu câu chuyện “Bác nông dân và con gấu”
* Hoạt động 2: Trọng tâm
- Lần 1: Cô kể lần 1 kết hợp cử chỉ điệu bộ.
- Cô tóm tắt nội dung câu chuyện: Câu chuyện nói về sự thỏa thuận của bác nông dân và con gấu, nhờ trí thông minh của bác nông dân đã thu được nhiều nông sản.
- Lần 2: Cho trẻ xem video truyện “Bác nông dân và con gấu”
- Lần 3: Kể trích dẫn
- Cô vừa kể cho các con nghe câu chuyện có tên là gì?
- Để biết bác nông dân vào rừng khai hoang gặp ai thì các con hãy lắng nghe cô kể câu chuyện nhé.
+ Trích dẫn đoạn 1: “Ngày xửa ngày xưa, … phần ngọn nhé!”.
- Bác nông dân và gấu đã thỏa thuận gì?
=> Đoạn chuyện này nói lên Bác nông dân đến khai hoang để trồng cấy và gặp Gấu, cả hai cùng thỏa thuận chia phần.
- Giải thích từ khó:
+ Khai hoang: Là khai phá vùng đất hoang, vùng đất bị bỏ trống
+ Lãnh thổ: Là vùng đất được xem là thuộc quyền sở hữu của một ai đó
Để xem bác nông dân trồng gì và chia gì cho gấu bây giờ các con hãy cùng đi với cô đến xem khu vườn của bác nào.?
Trích dẫn đoạn 2: Thế là bác nông dân quyết định trồng củ cải …sẽ lấy phần ngọn”
- Bác nông dân đã trồng gì và chia cho gấu như thế nào?
=> Bác nông dân đã trồng củ cải và chia cho gấu phần lá
Như vậy, vụ mùa này bác nông dân đã trồng củ cải. Vậy các con có muốn biết vụ sau bác nông dân trồng gì không nào? Muốn biết xem bác trồng gì cô mời các con đến thăm mùa vụ tiếp theo của bác nào?
Trích dẫn đoạn 3: Thế là vụ này bác nông dân trồng lúa ….Bác nông dân vui vẻ đồng ý.
- Ở vụ này bác nông dân trồng gì?
- Sau khi được chia phần thì Gấu như thế nào?
Không biết vụ tiếp theo này bác nông dân trông gì? Các con có muốn đến xem không nào?
Trích dẫn đoạn 4 “Đến vụ thứ ba…thỏa thuận rõ ràng ngày từ đầu rồi”
=> Vụ mùa cuối này bác nông dân trồng bắp ngô, bác lấy quả còn chia cho gấu toàn bộ phần cây ngô. Gấu ta lại ăn không được, tức lắm nhưng không thể làm gì bác nông dân vì đã thỏa thuận rõ ràng ngay từ đầu.
* Đàm thoại: Cô cùng trẻ chơi “Xúc xắc vui nhộn”
- Cách chơi: Cô có xúc xắc, trên mặt có nhiều loại quả, các con cùng vận động theo nhạc. Khi cô tung xúc sắc lên và ra quả nào thì các con sẽ trả lời câu hỏi tương ứng với quả đó.
- Luật chơi: Bạn nào trả lời được câu hỏi của cô thì được cô khen. Nếu bạn nào trả lời chưa được thì dành quyền trả dành cho các bạn còn lại.
+ Trong câu chuyện có những nhân vật nào?
+ Bác nông dân đã thỏa thuận với con gấu như thế nào?
+ Bác nông dân đã trồng những gì vào các vụ mùa?
+ Khi nhận được sản phẩm từ bác nông dân thì gấu cảm thấy như thế nào?
+ Các con cảm thấy bác nông dân là người như thế nào?
Giáo dục trẻ phải biết dũng cảm, tự tin trước những khó khăn
* Cho cả lớp đóng kịch
Các con ơi bác nông dân đã mời lớp chúng ta đến khu rừng để xem bác nông dân và các bạn diễn kịch. Bây giờ cô mời cả lớp cùng đi nào!
- Cách chơi: Bác nông dân chuẩn bị 1 số đồ dùng và mũ các nhân vật như mũ củ cải, bắp, lúa, khăn rằn. Cô sẽ là người dẫn chuyện khi đến nhân vật nào thì các con thể hiện hành động và lời thoại của nhân vật đó.
- Cho trẻ đi chọn mũ nhân vật mà trẻ yêu thích trong câu chuyện này.
- Cho từng nhóm giới thiệu về nhóm của mình
- Cho cả lớp cùng đóng kịch “Bác nông dân và con gấu”
- Cô nhận xét, khen trẻ
* Hoạt động 3. Kết thúc
- Nhận xét, khen trẻ
Ý kiến bạn đọc
Bạn cần đăng nhập với tư cách là Thành viên chính thức để có thể bình luận
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Danh mục
Điều cần biết
Chia sẻ kinh nghiệm
Thống kê
Liên kết - Điều hành

Công ty Phú Bình Pro thiết kế web Quảng Nam
