ĐỀ TÀI KỸ NĂNG PHÒNG TRÁNH ĐIỆN GIẬT
- Trẻ biết được tác hại của điện giật, cách phòng tránh bị điện giật, biết cách xử lý khi gặp người bị điện giật.
- Rèn trẻ khả năng quan sát, chú ý, ghi nhớ có chủ định, phát triển ngôn ngữ mạch lạc, diễn đạt câu cho trẻ
- Giáo dục trẻ luôn có ý thức tự bảo vệ mình mọi lúc mọi nơi.
- Rèn trẻ khả năng quan sát, chú ý, ghi nhớ có chủ định, phát triển ngôn ngữ mạch lạc, diễn đạt câu cho trẻ
- Giáo dục trẻ luôn có ý thức tự bảo vệ mình mọi lúc mọi nơi.
GIÁO ÁN THI GIÁO VIÊN DẠY GIỎI
CHỦ ĐỀ : GIA ĐÌNH
LĨNH VỰC: PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC
HOẠT ĐỘNG: KHÁM PHÁ XÃ HỘI
ĐỀ TÀI: KỸ NĂNG PHÒNG TRÁNH ĐIỆN GIẬT
CHỦ ĐỀ : GIA ĐÌNH
LĨNH VỰC: PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC
HOẠT ĐỘNG: KHÁM PHÁ XÃ HỘI
ĐỀ TÀI: KỸ NĂNG PHÒNG TRÁNH ĐIỆN GIẬT
1. Mục đích yêu cầu:
- Trẻ biết được tác hại của điện giật, cách phòng tránh bị điện giật, biết cách xử lý khi gặp người bị điện giật.
- Rèn trẻ khả năng quan sát, chú ý, ghi nhớ có chủ định, phát triển ngôn ngữ mạch lạc, diễn đạt câu cho trẻ
- Giáo dục trẻ luôn có ý thức tự bảo vệ mình mọi lúc mọi nơi.
2. Chuẩn bị:
+ Cô:
- Bài giảng điện tử.
- Quạt điện, ổ cắm điện.
+ Trẻ:
- Bẳng quay
- Mặt cười, mặt khóc, bìa cattong.
- Hình ảnh tình huống khi sử dụng điện.
3. Tiến trình tổ chức hoạt động học:
* Hoạt động 1: Hoạt động mở đầu
- Cô và trẻ đọc bài vè về điện:
Ve vẻ vè vè ve
Cái vè nguy hiểm
Nguồn năng lượng điện
Chiếu sáng mọi nơi
Để bé vui chơi
Người người lao động
Nhưng khi sử dụng
Nhớ cẩn thận nha
Vì có nguy cơ
Sẽ gặp nguy hiểm
Nếu như không biết
Sử dụng an toàn
An toàn cái mà an toàn
- Cô và các con vừa đọc bài vè nói về gì?
- Những đồ dùng nào trong gia đình con có sử dụng điện?
- Các con thấy điện có ích lợi gì trong cuộc sống của chúng ta?
- Điện rất có ích cho con người trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày nhưng cũng tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ nguy hiểm nếu chúng ta vô tình hoặc sử dụng không đúng cách.
* Hoạt động 2: Hoạt động trọng tâm
+ Tác hại của điện:
- Cô đố các con ở lớp chúng ta có những đồ dùng nào sử dụng điện?
- Trời nóng quá cô muốn mát thì phải làm gì?
- À! Cô sẽ cắm phích cắm vào ổ điện thì quạt mới hoạt động .
- Theo các con chúng mình còn nhỏ như vậy có nên cắm điện để sử dụng
không. Muốn biết nên hay không nên cô mời các con xem đoạn clip sau.
- Cho trẻ xem đoạn phim “Sự tức giận của ổ điện”
- Vừa rồi các con đã được xem đoạn video, trong đoạn video nói về điều gì?
- Vì sao em bé bị điện giật
- Khi em bé đi tắm vào tay em bé bị gì? Và em bé đã làm gì? Điều gì xảy ra
với em bé?
- Theo các con điện giật thì cơ thể sẽ như thế nào?
- Để biết điện giật sẽ như thế nào cô mời các con xem đoạn phim này.
- Cho trẻ xem video bác sĩ giải thích nguồn điện khi đi vào cơ thể con người
- Vậy điện giật dẫn đến cơ thể chúng ta như thế nào?
- À! Khi bị điện giật nếu nhẹ thì sẽ bị tổn thương hệ thần kinh và các cơ quan
nội tạng, nếu bị nặng sẽ bị bỏng, hôn mê sâu và có thể sẽ bị tử vong. Vì vậy điện giật rất nguy hiểm, các con cần tránh xa các ổ điện.
- Chơi “…..”
+ Cách phòng tránh bị điện giật:
- Điện giật rất là nguy hiểm vì vậy các con làm gì để phòng tránh bị điện giật?
- Cho trẻ xem video về những việc bé không được làm để phòng tránh bị điện giật.
- Cô tóm ý: Như vậy khi sử dụng điện muốn không bị điện giật tuyệt đối không được nghịch dây điện, không được chạm vào công tắc điện, bật tắt đèn khi tay bị ướt, không tùy ý chạm vào ổ điện, không được chọc tay hay bất cứ vật gì vào ổ
cắm, làm như vậy dễ bị điện giật, không xem điện thoại khi đang sạc pin, không lại
gần dòng điện hở, không chạm tay vào người bị điện giật vì điện có khả năng truyền từ người này sang người khác. Các con cũng có thể nhắc mọi người trong gia đình rút phích cắm, tắt công tắc các đồ điện tử trong trường hợp không sử dụng, cất dây sạc điện thoại khi sạc xong.
- Vừa rồi các con đã được tìm hiểu những cách để phòng chống điện giật vì vậy các con cố gắng để không bị điện giật nhé.
+ Trò chơi: “Nhanh mắt nhanh tay”
- Cách chơi: Cô chuẩn bị rất nhiều hình ảnh đúng sai khi sử dụng điện. Chia trẻ thành 3 đội, từng bạn trong đội đi trong bìa cat tông đến chọn hình mặt cười dán vào hình ảnh đúng khi sử dụng điện, chọn mặt khóc dán vào hình ảnh sai khi sử dụng điện.
- Luật chơi: Đội nào chọn đúng được nhiều hình ảnh theo yêu cầu của cô thì đội đó chiến thắng.
- Cô cho trẻ chơi.
- Cô nhận xét tuyên dương trẻ.
+ Cách xử lý khi gặp người bị điện giật:
- Cô tặng cho 3 đội 3 bức tranh về những tình huống bị điện giật, các con về nhóm thảo luận cách xử lý như thế nào, sau đó đại diện một bạn lên trình bày tình huống của mình và cách xử lý của đội mình.
+ Tranh 1: Người bị điện giật có dây điện trên người.
+ Tranh 2: Em bé dang nghịch dây điện, thò tay vào ổ điện.
+ Tranh 3: Vừa sạc điện vừa xem điện thoại.
- Cho trẻ xem video cách xử lý khi gặp người bị điện giật
- Khi con gặp người bị điện giật thì con làm thế nào?
- Gọi cấp cứu thì gọi vào số điện thoại nào?
- Giáo dục: Chúng mình còn nhỏ tuyệt đối không tự ý sử dụng những thiết bị
bằng điện nó không phải là đồ chơi, đừng chơi với nó. Bất cứ khi sử dụng những
thiết bị liên quan đến điện các con đều phải nhờ bố mẹ hoặc người lớn giúp đỡ. Khi gặp người bị điện giật cần dùng cây khô để gỡ dây điện và gọi cho người lớn đến giúp hoặc gọi xe cấp cứu.
+ Trò chơi “Cùng nhau tranh tài”
- Cách chơi: Chia trẻ thành 3 đội, cô tặng cho mỗi đội 1 tranh tình huống điện giật, nguy hiểm điện và yêu cầu trẻ thảo luận sẽ làm gì trong tình huống đó. Sau đó mỗi đội thể hiện lại tình huống điện giật mà mình vừa thảo luận và cách xử lý tình huống đó.
- Luật chơi: Đội nào thể hiện tình huống hay nhất, hấp dẫn nhất thì đội đó chiến thắng.
- Cô cho trẻ chơi.
- Cô nhận xét tuyên dương trẻ.
* Hoạt động 3: Kết thúc hoạt động: Hát “An toàn điện”
Ý kiến bạn đọc
Bạn cần đăng nhập với tư cách là Thành viên chính thức để có thể bình luận
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Danh mục
Điều cần biết
Chia sẻ kinh nghiệm
Thống kê
Liên kết - Điều hành

Công ty Phú Bình Pro thiết kế web Quảng Nam
