1. Phương pháp giáo dục sớm cho trẻ tại nhà Glenn Doman
Đây là phương pháp giáo dục được giáo sư Glenn Doman cùng với các cộng sự của mình tại Viện Nghiên cứu Thành tựu Tiềm năng Con người sáng tạo và phát triển.
Theo phương pháo Glenn Doman, cha mẹ sẽ trở trở thành người thầy đầu tiên giáo dục trẻ trong những năm tháng đầu đời. Thông qua các bài học mỗi ngày, trí não của trẻ được kích thích phát triển, đồng thời các con cũng có cơ hội trau dồi vốn từ, kích thích trí thông minh và sự nhanh nhạy về ngôn ngữ.
Phương pháp giáo dục sớm cho trẻ tại nhà Glenn Doman
Ưu điểm của phương pháp Glenn Doman:
- Cha mẹ có thể điều khiến phương pháp dạy tùy theo tính cách, sở thích của con
- Phương pháp này sử dụng quá trình tương tác giữa mẹ - con, cha - con, cha mẹ - con, ông bà - cháu,...Giúp các thành viên trong gia đình hiểu nhau hơn.
- Qua phương pháp cha mẹ có thể hiểu điều trẻ muốn, hướng xây dựng phát triển cho trẻ cả đức- tài.
Nhược điểm:
- Phương pháp này đòi hỏi một quá trình lâu dài và kiên nhẫn, cha mẹ sẽ phải bỏ ra nhiều thời gian và công sức để dạy con
- Trong quá trình giảng dạy cha mẹ sẽ phải tự tay chuẩn bị các học cụ
2. Phương pháp giáo dục giúp trẻ phát triển cá nhân Montessori
Montessori là phương pháp giáo dục nhấn mạnh đến vai trò của tính tự lập và tự do trong khuôn khổ cho phép trong việc hình thành nhân cách ở trẻ.
Cốt lõi của phương pháp giáo dục này lấy trẻ làm trung tâm của mọi hoạt động, tôn trọng những điểm riêng biệt của trẻ, khuyến khích trẻ chủ động với môi trường xung quanh. Hơn nữa, Montessori cũng mang tới cho trẻ cơ hội để thể hiện năng lực trí tuệ, óc sáng tạo mang bản sắc cá nhân.
Montessori là phương pháp giáo dục nhấn mạnh đến vai trò của tính tự lập và tự do
Ưu điểm của phương pháp Montessori:
- Lấy trẻ làm trung tâm, giúp trẻ phát triển tài năng sớm
- Trẻ tự lập hơn nhờ học các bài liên quan đến cách tự phục vụ bản thân như việc tự mặc/ cởi áo khoác, tự chuẩn bị đồ ăn, tự buộc dây giày hay tự rửa tay,...
- Việc tự học giúp trẻ hình thành được cách suy nghĩ độc lập, giúp trẻ phát triển khả năng tư duy
- Ngoài tự chăm sóc chính mình, trẻ còn học cách chăm sóc mọi người và cả môi trường xung quanh
Nhược điểm của phương pháp Montessori:
- Trẻ được giáo dục hướng đến sự độc lập, tuy nhiên không phải bao giờ độc lập cũng tốt. Trẻ thiếu tương tác với các bạn, không phát triển khả năng làm việc nhóm
- Các chương trình Montessori ở mỗi vùng, mỗi trường đều có sự khác biệt cơ bản, và đặc biệt khác với từng đối tượng học sinh.
- Phương pháp này không ưu tiên kích thích trí tưởng tượng của trẻ bởi bà Maria Montessori quan niệm rằng: “Trí tưởng tượng sẽ làm trẻ xa vời thực tế”
3. Phương pháp giáo dục sớm Shichida
Phương pháp Shichida là phương pháp giáo dục sớm bắt nguồn từ Nhật Bản, ra đời trong những năm 60 của thế kỷ 20. Người phát triển phương pháp này là giáo sư Makota Shichida, một nhà nghiên cứu có 40 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực phát triển não bộ.
Giáo sư Makota Shichida là người sáng lập phương pháp giáo dục sớm Shichida
Phương pháp giáo dục Shichida nhấn mạnh vai trò của việc giáo dục trẻ trong 6 năm đầu đời khi tập trung vào 4 yếu tố:
- Phát triển trí óc, hướng đến sự phát triển cân bằng của hai bán cầu não.
- Giáo dục tinh thần, giúp trẻ có ý thức đạo đức từ sớm.
- Giáo dục thể chất thông qua những bài tập phù hợp với lứa tuổi giúp trẻ khỏe mạnh hơn.
- Giáo dục dinh dưỡng vì đây là 1 phần quan trọng cung cấp đầy đủ dưỡng chất, là nền tảng cho cơ thể trẻ phát triển. Dinh dưỡng quan niệm mới trong các phương pháp giáo dục sớm cho trẻ đang phát triển hiện nay.
Ưu điểm của phương pháp Shichida:
- Trẻ được phát triển toàn diện về trí não, tinh thần, thể chất, dinh dưỡng
- Con cái và bố mẹ được kết nối, thấu hiểu nhau hơn
Nhược điểm của phương pháp Shichida:
- Cha mẹ mất thời thời gian để giáo dục con cái, không phải cha mẹ nào cũng có đủ năng lực để đồng hành cùng con
- Phương pháp này chưa phổ biến tại Việt Nam, không có nhiều tài liệu tham khảo
4. Phương pháp trao quyền tự chủ Reggio Emilia
Với nguyên tắc lấy học sinh làm trung tâm, phương pháp Reggio Emilia tạo cho trẻ không gian tự chủ khám phá, tìm tòi, đặt câu hỏi và tự đề xuất phương án giải quyết. Trong khi thực hiện công việc của mình, các em sẽ có hàng trăm cách suy nghĩ và ngôn ngữ biểu hiện khác nhau. Do đó, quyền tự do chọn lựa chủ đề học tập, cách biểu đạt và ý kiến cá nhân của trẻ cần được tôn trọng và khai phá tối đa.
Phương pháp Reggio Emilia tạo cho trẻ không gian tự chủ khám phá
Ưu điểm của phương pháp Reggio Emilia:
- Trẻ được phát triển sự sáng tạo và các kỹ năng xã hội
- Phát triển khả năng tư duy, phân tích và tổng hợp vấn đề rất tốt vì trẻ học thông qua quá trình tự khám phá
Nhược điểm của phương pháp Reggio Emilia:
Đây là phương pháp khá đối ngược với Montessori, chú trọng vào phát triển khả năng xã hội, sáng tạo và trí tưởng tượng của trẻ. Vì thế có thể sẽ không chú trọng được đến việc phát triển các kỹ năng cá nhân và tính độc lập của trẻ.
5. Phương pháp giáo dục tích hợp STEM/STEAM
STEAM viết tắt của các từ Science (Khoa học), Technology (Công nghệ), Engineering (Kỹ thuật), Art (Nghệ thuật) và Math (Toán học) là phương pháp học được áp dụng đầu tiên tại Mỹ với đặc điểm cung cấp kiến thức toàn diện về đa lĩnh vực. Đây là mô hình giáo dục phát triển từ giáo dục STEM và tích hợp thêm yếu tố nghệ thuật để phát triển trí tưởng tượng, sức sáng tạo của trẻ.
Giáo dục STEAM đưa đến cho trẻ cơ hội tìm tòi, khám phá, quán sát, suy luận
Giáo dục STEM/STEAM có vai trò quan trọng giúp tạo ra các định hướng tư duy tích cực và tạo nên thói quen học tập tích cực, đó là những gì chúng ta cần cho trẻ mầm non. Bởi, trẻ mầm non thường có sự hiếu kỳ và có rất nhiều câu hỏi, khi sinh ra đã là những nhà khoa học tự nhiên, say mê tìm tòi và nghiên cứu thế giới xung quanh. Bên cạnh đó, qua các hoạt động thực tế lấy học sinh làm trung tâm, trẻ sẽ được phát triển toàn diện các kỹ năng làm việc nhóm, quan sát, phân tích,...
Hình ảnh lớp học STEAM tại STEAMe GARTEN
Ưu điểm của giáo dục STEM
- Phát huy năng lực tư duy sáng tạo, tư duy logic và khả năng giải quyết vấn đề
- Có cơ hội ứng dụng kiến thức và kỹ năng vào thực tế để tạo ra các sản phẩm có nghĩa
- Khuyến khích trẻ khám phá, tìm tòi
- Khơi dậy niềm yêu thích của trẻ, là tiền đề thuận lợi cho các bậc học sau
- Cho trẻ cơ hội học tập và trải nghiệm
Nhược điểm của giáo dục STEM
- Giáo án STEM cần được soạn bởi các chuyên gia, giáo viên phải có kỹ năng chuyên môn tốt và được huấn luyện bài bản
- STEM yêu cầu hệ thống giáo cụ phong phú, không gian rộng để trẻ có thể làm các thí nghiệm, hoạt động ngoại khóa mà không phải trường học nào cũng đáp ứng được
Vậy đâu mới là phương pháp phù hợp nhất với con bạn?
Các phương pháp, mô hình giáo dục trên đều có những ưu khuyết điểm khác nhau. Có thể thấy, giáo dục STEM là phương pháp khắc phục được hầu hết yếu điểm của mô hình còn lại. Tuy nhiên, để trả lời câu hỏi này, các bậc phụ huynh cần cân nhắc điều kiện và hoàn cảnh của chính gia đình mình để lựa chọn được phương pháp tốt nhất.